"Bệ phóng" giúp nông dân Bình Định làm giàu

24/09/2020 09:09 GMT+7
Cùng với sứ mệnh phục vụ tam nông, nhiều năm qua, Ngân hàng NN-PTNT Chi nhánh Bình Định (Agribank Bình Định) đã thực hiện nhiệm vụ “bệ phóng”, tiếp sức kịp thời nguồn vốn cho nông dân đất võ phát triển sản xuất, chăn nuôi và đồng vốn đã phát huy hiệu quả.

Agribank là kênh chuyển tải vốn hiệu quả đến bà con nông dân

Ông Nguyễn Xuân Hùng – Giám đốc Agribank Bình Định cho biết, Agribank luôn duy trì được sự tăng trưởng ổn định cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng lẫn hiệu quả hoạt động; có nhiều đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đặc biệt là sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam.

Agribank: Bệ phóng giúp nông dân Bình Định làm giàu - Ảnh 1.

Cán bộ Ngân hàng Agribank Chi nhánh Bình Định trực tiếp thăm các mô hình vay vốn ngân hàng.

"Agribank Bình Định luôn gắn hoạt động kinh doanh của mình với nhiệm vụ góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, đặc biệt là phục vụ nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Hàng năm chi nhánh đều hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cấp trên giao, chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh ngày càng nâng cao"- Ông Hùng chia sẻ.

Với lợi thế về mạng lưới giao dịch, Agribank là kênh chuyển tải vốn quan trọng đối với các chương trình tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhờ triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách, chương trình tín dụng, nhiều khách hàng, kể cả khách hàng ở địa bàn vùng sâu, vùng xa đã được tiếp cận nguồn vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen trên địa bàn nông thôn, giúp người dân có cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống từ chính mô hình sản xuất của gia đình, của doanh nghiệp.

Theo ông Hùng, năm 2020, mục tiêu định hướng của Agribank là tăng trưởng huy động vốn từ 9-11%, tăng trưởng tín dụng cũng 9-11%. Tuy nhiên, trước những diễn biến bất thường đang xảy ra, nguồn vốn huy động của chi nhánh đến nay vẫn ổn định, tăng 12%; nhưng tín dụng bị sụt giảm từ đầu năm, do nhu cầu vay vốn bị giảm nhất là đối với các doanh nghiệp. Đến nay nhiều chi nhánh loại II vẫn chưa kịp phục hồi được dư nợ so cuối năm trước. Tình hình tăng trưởng những tháng cuối năm phụ thuộc nhiều vào sự cải thiện, phục hồi của môi trường chung.

"Bệ phóng" giúp nông dân đất võ làm giàu.

Đối với khách hàng đang quan hệ tín dụng với Agribank, chủ yếu là khách hàng cá nhân, hộ gia đình chiếm 80% dư nợ. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu là sản xuất, chăn nuôi, nghề thủ công phát triển kinh tế gia đình, quy mô không lớn. Một số doanh nghiệp, ngành nghề đang duy trì được sự ổn định như thu mua nông sản, sản xuất, chế biến dăm gỗ,... nhưng cũng chưa thật sự nổi bật, còn phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ.

Agribank: Bệ phóng giúp nông dân Bình Định làm giàu - Ảnh 2.

Được Agribank tiếp vốn là bệ phóng giúp nông dân Bình Định làm giàu.

Các chương trình cho vay, từ thành thị, nông thôn đến địa bàn vùng sâu, vùng xa, khách hàng đều được tiếp cận nguồn vốn của Agribank để phát triển sản xuất, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen trên địa bàn nông thôn, giúp người dân có cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống từ chính mô hình sản xuất của gia đình, của doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn với mức vay đến 100-200 triệu đồng không cần có TSBĐ theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP, nguồn vốn tín dụng của Agribank luôn đáp ứng. 

Bên cạnh đó, chính sách này đã tạo thuận lợi cho đại đa số các hộ gia đình được vay vốn mà không thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay, thủ tục vay vốn đơn giản, nhanh chóng đáp ứng được hầu hết các nhu cầu để phát triển sản xuất kinh doanh phục vụ nông nghiệp, nông thôn; duy trì và phát triển được một số ngành nghề truyền thống. Ngoài ra còn góp phần sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, góp phần đưa khoa học, công nghệ và kỹ thuật vào lĩnh vực nông nghiệp.

Trong thời gian tới, tiếp tục giữ vững thị trường nông nghiệp, nông thôn và nông dân, ưu tiên vốn cho các dự án, phương án có hiệu quả của hộ gia đình, cá nhân, chủ trang trại, hợp tác xã, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp,... với mức tăng trưởng dư nợ hàng năm 10-12%; dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng 80% tổng dư nợ; kiểm soát nợ xấu ở mức dưới 1%.

Phát triển dịch vụ ngân hàng trên địa bàn nông thôn đang là mục tiêu của Agribank, nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về chú trọng đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt khu vực nông nghiệp nông thôn, Agribank đang triển khai phát hành thẻ thấu chi đến các hộ gia đình, cá nhân ở địa bàn nông thôn, với số dư được sử dụng đến 30 triệu đồng/thẻ. Đồng thời mở rộng màng lưới đơn vị chấp nhận thẻ tại địa bàn nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là các đơn vị cung cấp dịch vụ công như: điện, nước, viễn thông, học phí, viện phí,... và các đơn vị, cá nhân cung ứng vật tư nông nghiệp, thu mua nông sản,

Mặt khác, chi nhánh tiếp tục tăng cường mối quan hệ với cấp ủy, chính quyền địa phương, kịp thời tập huấn cho các Tổ trưởng tổ vay vốn/tổ liên kết những vấn đề thay đổi liên quan đến cho vay qua tổ. Tranh thủ được sự quan tâm của tỉnh Ủy, UBND tỉnh cùng hội nông dân, phụ nữ tỉnh, chi nhánh đề xuất, tham mưu cho lãnh đạo tỉnh có văn bản chỉ đạo chính quyền cùng tham gia hỗ trợ việc cho vay qua tổ nhằm nâng cao trách nhiệm các cấp, ngành.

Dũ Tuấn
Cùng chuyên mục