Ảnh: Thú đua chim bồ câu tốn kém tại Trung Quốc

Thứ bảy, ngày 12/12/2020 20:40 PM (GMT+7)
Đua bồ câu là loại hình giải trí khá phổ biến tại Trung Quốc. Trên thế giới, chủ những đàn bồ câu sẵn sàng chi hàng nghìn, thậm chí hàng triệu USD để sở hữu những "tay đua" xuất sắc nhất.
Ảnh: Thú đua chim bồ câu tốn kém tại Trung Quốc - Ảnh 1.

Đua bồ câu có từ khá lâu đời ở Trung Quốc, môn thể thao này phát triển và thu hút hàng nghìn người đam mê chim bồ câu tham gia nhân giống với mong muốn đàn chim của mình vô địch. Trong ảnh là ông Yu Yuguang chủ sở hữu chim bồ câu đua tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

New Kim, tên chú chim bồ câu 2 năm tuổi được rao bán trên trang web đấu giá PIPA và cuối cùng chốt giá thành công với 1.894.672 USD (tương đương 43,8 tỉ đồng).

Trang web PIPA chỉ tiết lộ, chú chim được mua bởi một người mua đến từ Trung Quốc có tài khoản tên là Super Duper, được đồn đoán là một ông chủ rất giàu có kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.

Tên thật của ông ta chưa được tiết lộ nhưng đây cũng chính là người đàn ông vào tháng 3-2019 đã từng trả đến 1,4 triệu USD cho chú chim có tên Armando từng đoạt chức vô địch trong một giải đua. Ông cũng được ghi vào kỷ lục thế giới là người trả mức tiền cao nhất để mua một con chim bồ câu.

Ảnh: Thú đua chim bồ câu tốn kém tại Trung Quốc - Ảnh 3.

Một con chim bồ câu đua trong cuộc đấu giá được tổ chức bởi một câu lạc bộ đua chim bồ câu ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 27/11. "Mặc dù châu Âu có thể là nơi khai sinh của đua bồ câu hiện đại, Trung Quốc đã trở thành nơi "thịnh" nhất của loại hình này, với lượng tiền đầu tư lớn nhất. Khi có tiền thì không có gì là không thể", ông Sun, một chủ nuôi chim chia sẻ.Ảnh: Reuters.

Ảnh: Thú đua chim bồ câu tốn kém tại Trung Quốc - Ảnh 4.

Hiệp hội chim bồ câu Trung Quốc có khoảng 400.000 thành viên, thấp hơn con số ở Bỉ, nơi môn thể thao này lần đầu tiên ra đời. Ảnh: Reuters.

Ảnh: Thú đua chim bồ câu tốn kém tại Trung Quốc - Ảnh 5.

Những người chủ sở hữu những chú chim đua mang theo lồng đến trung tâm để đăng ký đua chim bồ câu tại cuộc đua 1.000 km từ Langfang, ở Thượng Hải, Trung Quốc ngày 17/11. Ảnh: Reuters.

Ảnh: Thú đua chim bồ câu tốn kém tại Trung Quốc - Ảnh 6.

Công tác vận chuyển chim bồ câu để chuẩn bị cho cuộc đua 1.000 km từ Langfang, tại một trung tâm đăng ký ở Thượng Hải, Trung Quốc ngày 17/11. Ảnh: Reuters.

Ảnh: Thú đua chim bồ câu tốn kém tại Trung Quốc - Ảnh 7.

Việc đóng dấu mực lên cánh các “vận động viên” này sẽ giúp kiểm soát chúng trong suốt chặng đường và quá trình đua. Ảnh: Reuters.

Ảnh: Thú đua chim bồ câu tốn kém tại Trung Quốc - Ảnh 8.

Trại chim bồ câu đua của huấn luyện viên Zhao Zhiqiang tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc ngày 2/12. Ảnh: Reuters.

Giới chuyên gia cho rằng, sở dĩ những chú chim bồ câu "thứ thiệt" giá cao bởi bò mua những con chim bồ câu nổi trội để về phối giống lai tạo ra thế hệ ưu việt hơn và khi thành công sẽ bán những chú chim này với giá rất cao ngất ngưởng.

Ngoài ra các cuộc đua chim bồ câu có giải thưởng lên đến hàng chục triệu USD. Vì chim bồ câu có thể sống đến 15 năm. Bởi vậy, những chú chim ưu tú nhất luôn được săn đón và nuôi dưỡng.

Ảnh: Thú đua chim bồ câu tốn kém tại Trung Quốc - Ảnh 10.

Các nhân viên phụ trách giải đua tiến hành nhập thông tin những chú chim đua vào hệ thống để chuẩn bị cho cuộc đua 1.000 km từ Langfang, tại một trung tâm đăng ký ở Thượng Hải, ngày 17/11. Ảnh: Reuters.

Ảnh: Thú đua chim bồ câu tốn kém tại Trung Quốc - Ảnh 11.

Những con chim đua này được thả từ lồng trên xe tải trong cuộc đua 1.000 km. 8.000 con chim được thả vào bầu trời trong cuộc đua đường dài hứa hẹn sẽ mang về cho chủ nhân danh tiếng và tiền bạc. Ảnh: Reuters.

Đua bồ câu ăn tiền lần đầu được ghi nhận là vào thời nhà Minh, từ năm 1368 - 1644. Khi loại hình giải trí này trở nên nổi tiếng, bồ câu châu Âu bắt đầu được nhập vào Trung Quốc. Đến thời nhà Thanh, kết thúc vào năm 1912, đua bồ câu bị cấm vì triều đình lo sợ các hội nhóm âm mưu tạo phản.

Phải đến những năm 1930, loại hình giải trí này mới dần hồi sinh ở Thượng Hải, khi đó được Anh quản lý. Các hiệp hội đua và nuôi bồ câu nhanh chóng hình thành tại gần như mọi thành phố trên khắp Trung Quốc. Môn này dần biến thành thú tiêu khiển dành riêng cho giới nhà giàu.

Băng Nhi
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem