dd/mm/yyyy

An Giang nhân rộng các mô hình sử dụng vốn Hội hiệu quả

Những năm qua, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) tỉnh An Giang đã giúp hàng nghìn lượt hội viên, nông dân trên địa bàn vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa.

Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Huyện Chợ Mới là 1 trong những đơn vị triển khai hiệu quả nguồn vốn vay Quỹ HTND. Hiện, Hội ND huyện Chợ Mới đang quản lý gần 5,3 tỷ đồng nguồn vốn Quỹ HTND. Trong đó, vốn Trung ương Hội ủy thác 2,54 tỷ đồng, nguồn tỉnh 1,04 tỷ, của huyện gần 1,7 tỷ đồng. Với nguồn vốn này, Hội ND huyện Chợ Mới đã triển khai hỗ trợ cho 177 lượt hộ vay vốn.

Nhiều nông dân ở huyện Chợ Mới đã đầu tư nuôi bò hiệu quả. Đình Đức
Nhiều nông dân ở huyện Chợ Mới đã đầu tư nuôi bò hiệu quả. Đình Đức

Phó Chủ tịch Hội nông dân huyện Chợ Mới Lê Văn Phụng cho biết: Thay vì cho vay nhỏ lẻ, các cấp Hội hiện đang thực hiện phương thức chuyển sang cho vay theo dự án phát triển sản xuất, kinh doanh có sự liên kết của các tổ hợp tác, câu lạc bộ sản xuất, nhóm hộ, làng nghề.

Điển hình như: Mô hình trồng xoài theo tiêu chuẩn VietGAP xã Bình Phước Xuân với số vốn vay Quỹ HTND 1,3 tỷ đồng đã đầu tư cho 35 hộ vay vốn mở rộng sản xuất, lợi nhuận bình quân từ 300 - 400 triệu đồng/ha/năm. Hiện, mô hình này đã được đưa vào chương trình trồng xoài theo tiêu chuẩn VietGAP và được nhân rộng hầu hết diện tích đất canh tác tại 3 xã Bình Phước Xuân, Mỹ Hiệp, Tấn Mỹ.

Cùng với dự án trồng xoài VietGAP ở xã Bình Phước Xuân, các mô hình sản xuất rau an toàn,

Năm 2019, các cấp Hội nông dân tỉnh An Giang tiếp tục tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương bổ sung từ ngân sách cho Quỹ HTND hàng năm. Công tác thẩm định hồ sơ, giải ngân, theo dõi, thu phí, lưu trữ hồ sơ cũng được tiến hành một cách chặt chẽ, đúng quy trình, đúng đối tượng.

nuôi bò vỗ béo, sản xuất bắp - bò (2B)... ở các xã Mỹ An, An Thạnh Trung, Hội An, Kiến An cũng đem lại nguồn thu nhập cho các hộ từ vài chục đến vài trăm triệu đồng mỗi năm.

Thu hút hội viên vào tổ chức Hội

Ông Lê Văn Phụng khẳng định: Thông qua các mô hình làm ăn hiệu quả từ nguồn vốn vay Quỹ HTND đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở địa phương. Đến nay, huyện Chợ Mới đã chuyển dịch trên 600ha, trong đó chuyển từ đất lúa gần 400ha, chuyển từ đất màu sang cây ăn trái trên 200ha, từ vườn tạp sang cây ăn trái trên 8,5ha.

Đồng thời, các mô hình đầu tư nguồn vốn Quỹ HTND còn tác động tích cực đến công tác vận động hội viên, nông dân thực hiện tốt các nội dung, chương trình của Hội đề ra. Từ nguồn vốn Quỹ HTND đã giải quyết việc làm tại chỗ cho trên 2.000 hội viên, nông dân địa phương; tập hợp hơn 500 nông dân tham gia vào tổ chức Hội. Năm 2018, các chỉ tiêu công tác Hội và phong trào nông dân đều đạt và vượt kế hoạch và từng bước đi vào chiều sâu, sát thực tế, đáp ứng nhu cầu thiết thực về kinh tế cho hội viên nông dân.

Cùng với việc phát huy hiệu quả nguồn vốn Quỹ HTND, Hội nông dân huyện Chợ Mới còn tổ chức các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ và cho vay từ các nguồn vốn khác để giúp đỡ hội viên phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Hội đã nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội giúp đỡ trên 4.000 lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách vay vốn làm ăn; phối hợp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ gần 600 hộ vay vốn, tổng dư nợ trên 31 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Hội nông dân tỉnh An Giang, hiện tổng nguồn vốn Quỹ HTND do Hội quản lý đạt 20,266 tỷ đồng, giải ngân đầu tư thực hiện 144 dự án và các nhóm hộ vay theo cùng ngành nghề sản xuất. Trong đó, trồng trọt 70 dự án (chiếm 48,6%), chăn nuôi 38 mô hình (chiếm 26,4%), thủy sản 19 mô hình (chiến 13,2%), dịch vụ ngành nghề 17 dự án (chiếm 11,8%).

Đức Thịnh