Thứ sáu, 29/03/2024

54.500ha cao su Việt Nam đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững VFCS/PEFC-FM

PV

16/09/2021 1:00 PM (GMT+7)

Đã có trên 54.500 ha cao su của 12 công ty thành viên VRG được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững VFCS/PEFC-FM và 22 nhà máy chế biến mủ cao su được cấp chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm PEFC-CoC.

Ngày 22/9 tới đây, Hệ thống Chứng chỉ rừng quốc tế (PEFC) sẽ tổ chức hội thảo trực tuyến nhằm chia sẻ một số kết quả, kinh nghiệm của doanh nghiệp và cao su tiều điền đã đạt chứng chỉ quốc tế PEFC về quản lý bền vững rừng cao su và chuỗi hành trình sản phẩm.

Cao su thiên nhiên là nguyên liệu thiết yếu để tạo ra hơn 40.000 loại sản phẩm và nằm trong chuỗi cung ứng trị giá 300 tỷ USD hàng năm. 

Trong đó, khoảng 85% sản lượng cao su được khai thác bởi các hộ tiểu điền trong khu vực Đông Nam Á, khai thác và quản lý bền vững rừng trồng cao su cũng góp phần bảo vệ rừng. 

Đây cũng là một trong những hoạt động tối quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững do Liên Hợp quốc đề ra trước năm 2030.

Quản lý rừng bền vững và chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm là những khái niệm mới đối với ngành sản xuất và chế biến các sản phẩm từ cao su. 

54.500ha cao su của Việt Nam đã được cấp một chứng chỉ quan trọng  - Ảnh 1.

Ngày 22/9/2021, Hệ thống Chứng chỉ rừng Quốc tế (PEFC) sẽ tổ chức hội thảo trực tuyến nhằm chia sẻ một số kết quả, kinh nghiệm của doanh nghiệp và cao su tiều điền đã đạt chứng chỉ quốc tế PEFC về quản lý bền vững rừng cao su và chuỗi hành trình sản phẩm.

Nhưng thông qua các dự án thí điểm mà PEFC và các thành viên quốc gia đã thực hiện với các tổ chức, doanh nghiệp, nhóm hộ tiểu điền trong khu vực Đông Nam Á, đã chứng minh rằng việc thực hiện chứng chỉ này là hoàn toàn khả thi và cần thiết đối với ngành cao su.

Thời gian qua, Hệ thống chứng chỉ rừng quốc tế PEFC đã thí điểm chứng nhận sản phẩm cao su thiên nhiên và gỗ cao su trên khắp Đông Nam Á.

Bên cạnh loại hình chứng nhận đơn cho các chủ rừng là các công ty, nhờ hợp tác với những cao su tiểu điền ở tất cả các quy mô, PEFC đã áp dụng thành công loại hình chứng nhận theo nhóm, cho phép các tiểu điền phối hợp và triển khai các biện pháp quản lý bền vững cùng nhau.

Tại Việt Nam, Cơ quan thành viên quốc gia của PEFC – VFCS (Hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam) được vận hành dưới sự quản lý của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) đã kết nối và hướng dẫn Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tạo điều kiện hỗ trợ cho các thành viên trong Tập đoàn xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và đăng ký thực hiện chứng chỉ rừng.

Đến tháng 8/2021, đã có trên 54.500 ha cao su của 12 công ty thành viên VRG được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững VFCS/PEFC-FM và 22 nhà máy chế biến mủ cao su được cấp chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm PEFC-CoC.

Trên cơ sở những kết quả đó, vào ngày 22/9/2021, PEFC sẽ tổ chức hội thảo trực tuyến nhằm chia sẻ một số kết quả, kinh nghiệm của doanh nghiệp và cao su tiều điền đã đạt chứng chỉ quốc tế PEFC về quản lý bền vững rừng cao su và chuỗi hành trình sản phẩm, đồng thời, xây dựng kết nối với thị trường.

54.500ha cao su của Việt Nam đã được cấp một chứng chỉ quan trọng  - Ảnh 2.

Đã có trên 54.500 ha cao su của 12 công ty thành viên VRG được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững VFCS/PEFC-FM. Trong ảnh: Sản xuất cao su tại Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng (Bình Dương). Ảnh: Cao su Dầu Tiếng.

Hội thảo trực tuyến với tiêu đề: "Chứng nhận cao su bền vững PEFC – góc nhìn từ những người tiên phong" sẽ trả lời các câu hỏi kỹ thuật thường gặp trong quá trình thực hiện chứng chỉ. 

Hội thảo sẽ đưa ra giải thích rõ ràng về tất cả các loại hình chứng nhận, bao gồm chứng nhận quản lý rừng bền vững cho các cao su tiểu điền và doanh nghiệp, chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm cho các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị cao su. 

Tại Hội thảo, đại diện VRG sẽ có báo cáo chia sẻ kinh nghiệm đã thực hiện và dự kiến kế hoạch tiếp theo để mở rộng số lượng diện tích cao su và nhà máy đạt chứng chỉ VFCS và PEFC.

Kinh nghiệm từ những người tham gia các dự án thí điểm đã mang lại giá trị quý báu cho ngành cao su trong việc thực hiện chứng nhận PEFC. 

Các diễn giả và người tham dự sẽ có cơ hội thảo luận lợi ích của chứng nhận PEFC, bao gồm cải tiến hệ thống quản lý, giảm thiểu rủi ro, mở rộng khả năng tiếp cận thị trường, cải thiện sinh kế và năng suất của các tiểu điền.

Buổi hội thảo trực tuyến là một phần trong Chiến dịch hỗ trợ cao su bền vững của PEFC. Chiến dịch kể câu chuyện của cao su thiên nhiên và những người sản xuất cao su, tạo ra sự kết nối giữa sản xuất, bảo vệ rừng, và nâng cao đời sống của người trồng cao su.

Hệ thống Chứng chỉ rừng Quốc tế PEFC là hệ thống chứng chỉ rừng lớn nhất trên thế giới và là lựa chọn của các chủ rừng nhỏ, với hơn 300 triệu ha trên 49 hệ thống quốc gia đạt tiêu chuẩn bền vững của PEFC. 

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Công ty chứng khoán cần cả kiếm và khiên

Công ty chứng khoán cần cả kiếm và khiên

Công ty chứng khoán (CTCK) bị sự cố hệ thống công nghệ thông tin thi thoảng vẫn xảy ra trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên, thường sớm được khắc phục trong phiên.

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Rung lắc mạnh trong tháng 3 khi đón nhận các thông tin tốt xấu đan xen, diễn biến thị trường chứng khoán trong tháng 4 liệu sẽ ra sao?

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Trong khi hành khách ngày càng phải trả chi phí cao hơn để đi máy bay, các hãng hàng không vẫn tiếp tục thua lỗ mà gần nhất là câu chuyện Pacific Airlines

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

Nhờ kiên trì tiêu chí sản phẩm sạch, không dùng nguyên liệu nhân tạo, Dh Foods không những đứng vững tại thị trường gia vị Việt Nam mà còn tiến sâu vào thị trường quốc tế.

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Chiêu huy động vốn từ phụ huynh học sinh để chủ đầu tư một số trường tư thục lấy đó làm vốn kinh doanh – chiêu này không mới. Tuy nhiên, nó được khoác lên bằng những cái tên mỹ miều như "gói đầu tư giáo dục" hay "học phí 0 đồng".

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Chuyện tín chỉ carbon và giao dịch carbon đem lại tiền tươi thóc thật là có thật: Ngân hàng Thế giới (WB) hôm nay 21/3 công bố đã chi trả 51,5 triệu USD cho Việt Nam.