3 bước đột phá của nông nghiệp Thủ đô

Thiên Ngân Thứ ba, ngày 19/05/2020 21:34 PM (GMT+7)
Mới đây, Sở NNPTNT Hà Nội đã có báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2015 - 2020.
Bình luận 0
3 bước đột phá của nông nghiệp Thủ đô  - Ảnh 1.

Nghề trồng hoa mang lại thu nhập cao cho nhiều người dân Tây Tựu (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Ảnh: Hương Nguyễn

5 năm qua, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn luôn là mối quan tâm lớn của TP.Hà Nội. Nhiều nghị quyết, chương trình của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp của thành phố đã được ban hành, tạo cơ hội và động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Thủ đô.

Từ những chủ trương, chương trình kế hoạch, các quyết định của Thành ủy, HĐND và UBND TP.Hà Nội, Sở NNPTNT đã bám sát, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị chuyên môn chủ động triển khai, thực hiện có hiệu quả. Nhờ đó, trong 5 năm qua, ngành NNPTNT đã đạt được 3 bước đột phá đáng khích lệ.

Đó là giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác đạt 280 triệu đồng, tăng 1,2 lần so với năm 2015 (vượt kế hoạch đề ra 47 triệu đồng/ha). Cơ cấu nội ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đầu năm 2020 đạt 51,5 triệu đồng/năm (tăng 19 triệu đồng so với năm 2015). Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn giảm từ 1,5% (năm 2015) xuống còn 0,69% (cuối năm 2019); ước năm 2020 giảm còn dưới 0,5%.

Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả nổi bật. Tính đến tháng 5/2020, toàn thành phố đã có 6 huyện và 353/382 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 92,4% tổng số xã. Ngoài ra, Hà Nội cũng đã có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Ngoài 3 điểm nhấn mang tính đột phá trên, Hà Nội cũng đã lựa chọn và tổ chức thực hiện dồn điển, đổi thửa được 79.454/75.980ha.

Sau dồn điền đổi thửa, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đã thực hiện giao đất cho các hộ dân, phát triển thêm các vùng sản xuất chuyên canh, đồng thời, đẩy mạnh việc chuyển đổi vùng đất lúa kém hiệu quả sang các mô hình canh tác có giá trị kinh tế cao hơn như trồng cây ăn quả, trồng dược liệu, hoa-cây cảnh, nuôi thuỷ sản, mô hình vườn-ao-chuồng... Nhờ đó trên địa bàn đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập tiền tỷ/ha/năm, từng bước nâng cao đời sống nông dân.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem