Tour "Biệt động Sài Gòn" hút khách nước ngoài dịp lễ 30.4

Thanh Bình Chủ nhật, ngày 28/04/2019 08:34 AM (GMT+7)
Nhiều du khách nước ngoài xúc động khi được nhìn lại những di tích mang đậm dấu ấn của Biệt động Sài Gòn năm nào.
Bình luận 0

Dịp nghỉ lễ 30.4-1.5, ngoài việc tham quan vui chơi tại các khu du lịch, rất đông du khách đã tìm về các địa chỉ đỏ để tri ân người đi trước đã ngã xuống vì đất nước, dân tộc. Cũng trong dịp này, rất nhiều du khách, nhất là những người nước ngoài đã đến thăm những di tích mang đậm dấu ấn của Biệt động Sài Gòn. 

Nhiều du khách đã được nghe thuyết minh về hầm nổi tại Di tích Hầm nổi và hộp thư bí mật của Biệt động Sài Gòn tại số 113A Đặng Dung, quận 3, TP.HCM nằm trong chuỗi di tích Tour Biệt động Sài Gòn. Đây là nơi vợ chồng anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (Năm Lai, hay còn gọi là Mai Hồng Quế, Năm U.SOM) đã xây dựng một hầm vũ khí bí mật từ năm 1965. Hiện nay nơi đây vẫn còn trưng bày nhiều hình ảnh, các loại vũ khí, có cả những vật dụng như chiếc xe máy mà Đội 5 biệt động sử dụng trong trận tấn công dinh Độc Lập.

Để phục dựng lại khá nhiều di tích từng là cơ sở của Biệt động Sài Gòn giai đoạn 1968 trở về trước, anh Trần Vũ Bình - con trai của chiến sĩ biệt động Trần Văn Lai đã tốn rất nhiều công sức.

Sau hàng chục năm lần mò kiếm tìm nhân chứng từ “kho” tài liệu và cả chuyện kể của người cha, hàng ngàn tài liệu, hiện vật liên quan đến lực lượng này đã được anh kiếm tìm, lưu giữ. Trong đó, một số hiện vật đặc biệt đã được trao tặng lại cho các bảo tàng của Quân đội. Có địa chỉ đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Nhưng đằng sau khối tài liệu, hiện vật và di tích khá đồ sộ này là một hành trình nhiều nhọc nhằn, thậm chí không ít đắng cay mà nếu không đủ sự kiên trì, quyết tâm, mong muốn những thế hệ sau ghi nhớ về lịch sử, người đàn ông này khó thực hiện được.

Anh Bình đã tìm mọi cách để chuộc lại những căn nhà vốn là nơi hoạt động bí mật của Biệt động Sài Gòn, tự mày mò để phục dựng nguyên bản từng căn hầm bí mật, từng hiện vật để làm di tích lịch sử cho mọi người đến tham quan. Anh còn ấp ủ thực hiện kế hoạch xây dựng một “tour” du lịch độc đáo, chở khách đi khắp Sài Gòn bằng những chiếc xe cổ của cha, đưa du khách đến các điểm di tích lịch sử, xem những kỷ vật, hình ảnh và hiểu tường tận những câu chuyện về Biệt động Sài Gòn huyền thoại. 

img

Đoàn du khách chăm chú lắng nghe những câu chuyện lịch sử.

img

Có lẽ, chỉ vài năm gần đây, cùng với thông tin về cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 được nhắc đến nhiều hơn, rộng hơn, câu chuyện về cựu biệt động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (chủ thầu khoán Dinh Độc Lập – tỷ phú Mai Hồng Quế) và 2 bà vợ biệt động: Đặng Thị Thiệp và liệt sĩ Phạm Thị Chinh mới thực sự được nhiều người biết đến. 

img

Du khách được nghe bà Đặng Thị Thiệp, vợ ông Trần Văn Lai kể lại quá trình đào hầm, vận chuyển vũ khí về cất giấu tại nội thành Sài Gòn.

img

Nhiều du khách đã không tránh khỏi xúc động khi hồi tưởng quá khứ cũng như cảm phục sự mưu trí, dũng cảm của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn. Trong ảnh, ông Edward Angus Powell (71 tuổi, nguyên Thứ trưởng Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ, từng lãnh đạo, quản lý 220.000 nhân viên, người từng được đề cử làm trợ lý, thư ký tài chính... cho Tổng thống Mỹ  Bill Clinton đã xúc động khi nghe lại câu chuyện về Biệt động Sài Gòn. 

img

Những vị khách nước ngoài chia tay những nhân chứng lịch sử. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem