Nuôi nhốt toàn cá đặc sản quý hiếm, xưa ví như "thủy quái dòng sông" mà dân ở đây đổi đời

Lê Duy Chủ nhật, ngày 31/05/2020 14:30 PM (GMT+7)
Từ xa xưa, dòng sông Gâm được biết đến là nơi cư ngụ của 5 loài cá đặc sản, cá quý hiếm: cá dầm xanh, cá anh vũ, cá bỗng, cá chiên và cá lăng. Nhiều hộ dân huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) nhờ nuôi những loài cá đặc sản, loài cá quý hiếm này mà đổi đời...
Bình luận 0

Tận dụng chiều dài hơn 50 km sông Gâm chạy qua địa bàn, những năm qua, UBND huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã quy hoạch phát triển vùng chuyên nuôi cá lồng, nuôi cá đặc sản, nuôi loài cá quý hiếm trên sông Gâm, mang lại thu nhập khá cho người dân.

 
Nuôi nhốt toàn cá đặc sản quý hiếm, có loài xưa ví như "thủy quái dòng sông", dân ở đây đổi đời - Ảnh 1.

Lồng cá lăng của gia đình anh Đào Việt Thế thôn Đầu Cầu, xã Yên Lập, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

Xã Yên Lập có 5 km sông Gâm chảy qua địa bàn, những năm gần đây nghề nuôi cá lồng, nuôi cá đặc sản trên sông phát triển mạnh. 

Chị Đỗ Thị Hằng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Lập cho biết, hiện nay, xã đang vận động nhân dân tăng số lượng đàn, phát triển chăn nuôi thủy sản, trong đó có nuôi cá loài cá đặc sản, các loài cá quý hiếm theo hướng hàng hóa. 

Toàn xã Yên Lập có 100 lồng cá các loại cá đặc sản, cá quý hiếm, trong đó có 50 lồng nuôi cá đặc sản như cá lăng, cá bỗng, cá chiên. 

Mỗi năm sản lượng cá đặc sản của xã Yên Lập đều đạt trên 80 tấn, doanh thu trên 4 tỷ đồng. Nhờ nghề nuôi cá đặc sản, nuôi cá quý hiếm mà xã đã có 40 hộ dân thoát nghèo, nhiều hộ vươn lên thành hộ khá.

Tiêu biểu là hộ anh Đào Việt Thế, thôn Đầu Cầu hiện có 25 lồng nuôi cá đặc sản, chủ yếu là cá lăng và cá chiên, mỗi năm gia đình anh thu nhập trên 200 triệu đồng.

Xã Ngọc Hội hiện có 48 lồng cá của 30 hộ dân nuôi cá đặc sản trong lồng trên sông Gâm. Anh Trần Trung Hiếu, Phó Chủ tịch UBND xã chia sẻ, UBND xã tạo điều kiện cho các hộ dân được vay vốn của các tổ chức tín dụng với tổng số tiền trên 1 tỷ đồng để phát triển nghề nuôi cá đặc sản. 

Ông Phạm Văn Tình, thôn Nà Tè, xã Ngọc Hội, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) hiện có 3 lồng cá gồm cá chiên, cá trắm đen. 

Ông Tình cho biết, thôn đã thành lập tổ hợp tác nuôi cá đặc sản do ông làm tổ trưởng với 10 thành viên. Từ nuôi cá đặc sản, nuôi các loài cá quý hiếm, mỗi tổ viên đều có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

 

 Gia đình ông Vũ Văn Mão, thôn Đồng Tân, xã Bình Nhân hiện có 6 lồng gồm cá chiên, cá trắm. Ông Mão cho biết, sông Gâm có nguồn nước sạch, rất hợp nuôi cá lồng quy mô hộ gia đình. 

Chi phí làm một lồng cá chỉ khoảng 3 triệu đồng, thức ăn cho cá lồng có thể tận dụng cá con do người dân đánh bắt quanh vùng. Nghề nuôi cá lồng này đầu tư đầu vào không lớn, cá lồng lại ít dịch bệnh, dễ chăm sóc, hiệu quả cao. 

 

 Trên địa bàn huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) hiện có 6 xã được hưởng lợi từ dòng sông Gâm để phát triển nghề nuôi cá lồng, nuôi cá đặc sản, nuôi cá quý hiếm, gồm: Yên Lập, Ngọc Hội, Bình Nhân, Vinh Quang, Hùng Mỹ, Nhân Lý với tổng số trên 200 lồng cá các loại. 

Nhằm tận dụng tối đa diện tích mặt nước để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nuôi cá lồng, nuôi cá đặc sản, Phòng Nông nghiệp huyện Chiêm Hóa đã chủ động phối hợp với Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang thực hiện nhân giống các loài cá đặc sản, cá quý hiếm và quy hoạch vùng nuôi, ương cá giống tại các xã Minh Quang, Hòa An, Ngọc Hội...

Ông Ma Phúc Khứu, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang)cho biết, phòng đã tham mưu với UBND huyện chỉ đạo các xã phát triển chăn nuôi cá lồng, nuôi cá đặc sản trên sông thường xuyên tổ chức tập huấn cho nhân dân nắm vững kỹ thuật nuôi cá lồng. Đồng thời, huyện Chiêm Hóa tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển nghề nuôi cá lồng, nuôi cá đặc sản.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem