dd/mm/yyyy

Những lưu ý khi điều trị thủy đậu tại nhà cho trẻ

Thủy đậu (hay còn gọi trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella gây ra. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn, nhưng trẻ em là đối tượng hay mắc hơn cả. Vậy khi trẻ bị thủy đậu, cần lưu ý những gì khi điều trị tại nhà?

Điều trị bệnh thủy đậu tại nhà cho trẻ cần lưu ý những gì?

Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan nhanh chóng, thường phát triển vào cuối đông đầu xuân và kéo dài sang hè. Biểu hiện rõ rệt của thủy đậu là những mụn nước phồng rộp trên khắp cơ thể, ngay cả trong niêm mạc lưỡi và miệng.

Bệnh thủy đậu thường phổ biến ở trẻ em.
Bệnh thủy đậu thường phổ biến ở trẻ em.

Triệu chứng bệnh thủy đậu đầu tiên thường là dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn và 24 - 48 giờ sau thì sốt. Đến ngày thứ 3, các nốt mụn nước bắt đầu hình thành, mới đầu chỉ là những mụn nhỏ, rát đỏ, sau vài giờ, nổi nốt phỏng trên da. Mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ, kích thước từ 1 - 3mm, chứa dịch bên trong, trường hợp nặng, mụn nước sẽ to hơn hoặc khi nhiễm thêm vi khuẩn, mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ. Biến chứng thường gặp nhất của thủy đậu là nhiễm trùng da gây nên sẹo lõm, trông rất mất thẩm mỹ.

Sau đây là một số lưu ý dành cho các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà:

Cách ly trẻ với trường học hoặc nơi đông người

Khi con bạn bị thủy đậu, bé có thể dễ dàng lây truyền cho những đứa trẻ khác chưa mắc bệnh và chưa được tiêm vắc-xin. Do đó, bạn nên giữ con mình ở nhà. Điều quan trọng nữa là con bạn cần được nghỉ ngơi để bé có thể hồi phục nhanh hơn.

Bổ sung nước

Trẻ bị thủy đậu cần uống nhiều nước hơn, có thể là nước lọc, nước ép trái cây hay trà thảo mộc…. vì chúng không chỉ bổ sung nước cho cơ thể mà còn cung cấp thêm các vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch. Hãy cố gắng cho con bạn uống 8 đến 10 ly nước mỗi ngày.

Ăn thức ăn mềm dễ tiêu hóa

Mụn nước thủy đậu cũng có thể hình thành bên trong miệng, khiến con bạn khó nuốt. Do đó, nên cho con bạn ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như:

- Súp: Súp rau mùi cà rốt được biết đến là thức ăn giúp chống nhiễm trùng rất tốt.

- Bánh mì mềm.

- Tránh thức ăn cay, vì chúng có thể làm cho mụn nước tồi tệ hơn.

Tăng cường hệ thống miễn dịch bằng vitamin C

Thủy đậu là một bệnh nhiễm virus, vì vậy tăng cường hệ thống miễn dịch có thể giúp chống lại nhiễm trùng và tăng tốc độ phục hồi. Vitamin C sẽ giúp cơ thể con bạn tấn công virus và tiêu diệt nó. Một số thực phẩm giàu vitamin C nên bổ sung cho trẻ như:

- Quả có múi như cam, bưởi và quýt.

- Các loại trái cây khác như kiwi, dâu tây và đu đủ.

- Các loại rau như bông cải xanh, rau bina và cải xoăn.

Giữ móng tay của con bạn ngắn để tránh làm vỡ mụn nước

Nên cắt móng tay của con bạn để bé không thể làm tổn thương vết phồng rộp nếu gãi. Khi mụn nước bị trầy xước, chúng có nhiều khả năng nhiễm trùng. Nếu trẻ sơ sinh bị thủy đậu, hãy đeo găng tay cho bé để tránh trầy xước vết phồng rộp.

Kiểm soát bệnh thủy đậu bằng nano bạc

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và những lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ bị thủy đậu thì hiện nay, giới chuyên gia khuyên các bậc phụ huynh nên cho trẻ sử dụng dòng sản phẩm thảo dược thiên nhiên an toàn, hiệu quả. Tiêu biểu trong số đó là gel sát khuẩn, tái tạo da có thành phần chính nano bạc.

Từ xa xưa, chúng ta đã biết đến khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn của bạc và tác dụng này càng được nhân lên gấp bội khi chúng được bào chế dưới dạng kích thước siêu nhỏ (nano). Khi nano bạc được kết hợp với những thành phần khác như: Dịch chiết neem, chitosan,… sẽ giúp tăng cường miễn dịch; Kháng khuẩn, chống viêm, thu nhỏ ổ loét; Giữ ẩm, tái tạo da, nhanh liền sẹo trong các trường hợp bị bệnh ngoài da do virus như: Thủy đậu, sởi, tay chân miệng, zona thần kinh… Sản phẩm có nguồn gốc thảo dược nên phù hợp với mọi đối tượng và an toàn cho trẻ nhỏ...

Hồng Hạnh