dd/mm/yyyy

Lão nông làm giàu nhờ đam mê với con "phì phì"

Trong rất nhiều loại vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao nhưng anh Hoàng Đình Hiên (bản Phiêng Bua, phường Nong Bua, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) lại phải lòng với nghề nuôi rắn hổ mang phì.

Rắn hổ mang là loại rắn độc và lại rất hung dữ nên không có nhiều người có thể bạo gan mà chọn nuôi loài rắn này. Và cũng bởi vì nuôi rắn hổ mang rất khó chăm sóc và cũng kén thị trường tiêu thụ.

Lão nông làm giàu nhờ đam mê với con “phì phì” - Ảnh 1.

không cứ độ tuổi hay trọng lượng mỗi kilogam rắn anh Hiên xuất bán giá từ 600 đến 1 triệu đồng.

Sau khoảng thời gian tìm hiểu, đầu năm 2014 anh Hiên bắt đầu nuôi rắn hổ mang thương phẩm. Tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm trong kỹ thuật nuôi và chăm sóc mà 2 năm đầu tiên đàn rắn thương phẩm của anh bị mắc bệnh nấm tróc vẩy chết hàng loạt. Sau 2 năm đầu anh âm vốn hơn 100 triệu đồng. Không nản trí anh Hiên đã đi học hỏi thêm kỹ thuật nuôi rắn từ những hội viên hội nông dân có kinh nghiệm. Sau đó anh mở rộng thêm quy mô, thiết kế lại chuồng trại một cách khoa học. Đầu năm 2016 anh mạnh dạn đầu tư nuôi 800 con rắn thương phẩm. Thời điểm đó mỗi kilogam rắn thương phẩm anh bán dao động 700 ngàn đồng 1kg. 1 tấn rắn thu về gần 700 triệu đồng.

Anh Hiên tâm sự: " Hổ mang phì được xếp vào loài rắn cực độc, nọc độc có thể gây chết người sau 4 giờ đồng hồ. Trước khi bắt tay vào nuôi tôi đã phải tìm hiểu thật kỹ tập tính của rắn và cả cách sơ cứu khi bị rắn cắn. Nuôi rắn bị rắn cắn là điều không tránh được. Tôi cẩn thận đến mấy nhưng trong quá trình chăm sóc hay thu hoạch tôi cũng có đôi lần bị rắn cắn. Có lần cũng tưởng chết mười mươi may có người nhà sơ cứu kịp thời mà thoát chết".

Lão nông làm giàu nhờ đam mê với con “phì phì” - Ảnh 2.

Công việc anh Hiên yêu thích nhất là hàng ngày kiểm tra chuồng nuôi rắn.

Sau nhiều năm tích thu kinh nghiệm nuôi, đến nay anh Hiên đã có lượng kiến thức nuôi rắn vô cùng lớn. Rắn hổ mang phì vì rất hung dữ nếu nuôi nhốt tập trung rất dễ cắn nhau. Cách nuôi khoa học nhất là nuôi nhốt riêng mỗi con 1 chuồng diện tích khoảng 1m2. Với cách nuôi này vừa dễ cho việc chăm sóc cũng như theo dõi dịch bệnh hay bất cứ biểu hiện bất thường nào của rắn.

Về cách chăm sóc anh Hiên chia sẻ thêm: " Rắn hổ mang phì đã thuần hóa nên cũng ít bị dịch bệnh, chỉ đôi khi có bị bệnh nấm tróc vẩy, bệnh này chưa có thuốc trị nên cách phòng ngừa hiệu quả nhất là vệ sinh và khử trùng chuồng nuôi sạch sẽ giảm bớt mùi hôi, bên cạnh đó nguồn thức ăn cần phải đảm bảo. Thường thì 4 dến 6 ngày tôi mới cho rắn ăn 1 lần chủ yếu là cóc và ngóe hoặc 1 số loại thịt nạc khác như: Lợn, gà... Có thời điểm tôi mua đến 3 tấn cóc, ngóe về ủ đông làm nguồn thức ăn dần cho rắn"

Hiện tại anh Hiên đã tự nhân giống rắn hổ mang phì, anh chỉ phải nhập thêm con giống với số lượng ít. Để nhân giống hiệu quả cần lựa chọn những con từ 2 năm tuổi chở lên. Trong khoảng thời gian động dục tầm tháng 4 đến tháng 9. Trước khi ghép đôi cho rắn sinh sản cần cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, tạo ổ để rắn đẻ và ấp trứng. Một con rắn sinh sản đẻ từ 20 đến 30 trứng, sau khoảng 2 tháng thì nở ra rắn con. Rắn con sau 3 ngày đã có thể ăn được cóc, ngóe băm nhỏ và chăm sóc bình thường.

Lão nông làm giàu nhờ đam mê với con “phì phì” - Ảnh 3.

Một chu kỳ nuôi từ lúc rắn mới nở đến khi đạt trọng lượng 2kg/con mất khoảng thời gian 2 năm.

Hiện nay rắn hổ mang thương phẩm rất kén thị trường, anh Hiên bán lẻ số lượng ít cho các nhà hàng khu vực lòng chảo Điện Biên và xuất đi 1 số tỉnh khác. Số lượng lớn thì các thương lái đến thu mua xuất bán sang Trung Quốc. Không cứ độ tuổi hay trọng lượng mà mỗi kilogam rắn thương phẩm anh Hiên bán dao động từ 600 đến 1 triệu đồng.

Dù nuôi rắn là một nghề nguy hiểm, nhưng với đam mê và ý trí quyết tâm làm giàu bằng nghê nuôi rắn hổ mang, anh Hiên cho biết trong khoảng thời gian tới sẽ mở thêm quy mô đầu tư lên đến 1 tỷ đồng để thực hiện đam mê.

Thu Hường