Học và làm theo Bác: Nhớ câu "Thực túc thì binh cường"

Trọng Hoàng Chủ nhật, ngày 17/05/2020 07:48 AM (GMT+7)
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đến mọi tầng lớp xã hội, trong đó, Người đặc biệt quan tâm đến giai cấp nông dân. Trên con đường đi đến hạnh phúc ấm no, người nông dân Việt Nam luôn có Bác đi cùng.
Bình luận 0

Dấu chân trên đồng

Ngay sau ngày Độc lập 2/9/1945, Chính phủ Cách mạng Nhân dân đã phải đương đầu với "giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm". Nhận thức rõ vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân trong kiến quốc, trong "Thư gửi nông dân thi đua canh tác" tháng 2/1951, Bác viết: "Thực túc thì binh cường! Chiến sĩ ở trước mặt trận thi đua giết giặc lập công thì đồng bào ở hậu phương phải thi đua tăng gia sản xuất. Ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ, hậu phương thi đua với tiền phương".

Học và làm theo Bác: Nhớ câu "Thực túc thì binh cường" - Ảnh 1.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với bà con nông dân Hợp tác xã Tân Lập, huyện Quốc Oai, Hà Tây (nay là Hà Nội), tháng 7/1958. (Ảnh tư liệu)

Không tự đặt mình lên trên phong trào thi đua ấy, mỗi bữa ăn, Bác thường chú ý không để rớt một hạt cơm nào. Bác coi việc lãng phí mỗi hạt cơm là lãng phí mồ hôi công sức của nông dân, đồng bào, đồng chí.

Những năm 1960, đất nước vào giai đoạn kháng chiến gian lao, khốc liệt nhất. Hạt gạo phải chia tư: phần cho bộ đội ở chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia, phần còn lại được dành cho người ở hậu phương quân, dân miền Bắc. Làm gì để bộ đội được "ăn no, đánh thắng"? 

Giữ đúng lời hứa, 4 tháng sau Bác xuống dự khánh thành đoạn đê vừa mới đắp. Bác đi kiểm tra, nhìn chỗ giáp ranh đê mới và đê cũ, Bác nhắc nhở phải tăng cường gia cố mới an toàn. Bác khen đắp nhanh nhưng chưa lèn chặt, cần tăng cường lực lượng đầm thật kỹ mới đảm bảo lâu dài.

Câu hỏi lớn đã được Đảng, Bác và giai cấp nông dân hóa giải bằng tăng năng suất, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa 2 vụ chiêm, mùa để tạo ra vụ Đông trồng cây có hạt, có củ… thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, có thêm nguồn thực phẩm cung cấp cho chiến trường. Thắng lợi toàn diện ấy, đã khắc vào lịch sử Việt Nam như một mốc son về "cuộc cách mạng xanh" cho "thực túc binh cường" trong hoàn cảnh mà đất nước – đi đến đâu, cái gì cũng thiếu…!

Khi cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc diễn ra ác liệt, Bác Hồ dành thời gian xuống tận các HTX thăm hỏi, động viên nông dân. Bác xắn quần lội ruộng, cùng tát nước, cùng đạp guồng nước chống úng, trò chuyện với nông dân. 

Khi biết tin đê sông Hồng ở Hưng Yên, Thái Bình bị vỡ, Bác trực tiếp xuống kiểm tra. Bác hỏi cặn kẽ có mấy người bị nạn, dặn dò trước hết phải lo cái ăn để dân khỏi đứt bữa, sau đến nơi ở và ổn định sinh hoạt cho mọi người, tập trung nhân tài vật lực để đắp lại chỗ đê bị vỡ. Bác hứa, khi nào đắp xong Bác sẽ xuống thăm. 

Giữ đúng lời hứa, 4 tháng sau Bác xuống dự khánh thành đoạn đê vừa mới đắp. Bác đi kiểm tra, nhìn chỗ giáp ranh đê mới và đê cũ, Bác nhắc nhở phải tăng cường gia cố mới an toàn. Bác khen đắp nhanh nhưng chưa lèn chặt, cần tăng cường lực lượng đầm thật kỹ mới đảm bảo lâu dài.

Những năm tháng cuối đời, Bác vẫn dành nhiều thời gian làm việc với các đồng chí phụ trách nông nghiệp. Họp Bộ Chính trị hay các buổi làm việc về nông nghiệp, Bác thường nhắc bản Điều lệ Hợp tác xã. Bác nói: Công nhân có ngày kỷ niệm thì nông dân cũng phải có ngày kỷ niệm, nên lấy ngày ban hành Điều lệ Hợp tác xã làm ngày kỷ niệm cho nông dân. Bác dặn, viết bản Điều lệ sao cho nông dân ít học cũng hiểu được. Sau khi đọc Bản dự thảo, Bác nói đây là bản dùng cho cán bộ, đối với xã viên thì viết phải gọn hơn, dễ hiểu hơn…

Trước khi đi xa, trong phần bổ sung Di chúc, Bác dành một đoạn nói về giai cấp nông dân Việt Nam. Bác viết: "… Đồng bào nông dân đã luôn luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ ta, ra sức góp của, góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ. Nay ta đã hoàn toàn thắng lợi, tôi có ý đề nghị miễn thuế nông nghiệp 1 năm cho các hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất".

Cho đồng xanh thành tiếng hát

Hạt lúa, hạt gạo - Nông nghiệp và Nông học Việt Nam từng có một thời không thiếu những tên tuổi lớn, mang tầm vóc thời đại Hồ Chí Minh như: GS. Bùi Huy Đáp (1919-2004), Lương Định Của (1920-1975), Kim Văn Nguộc (Kim Ngọc, 1917-1979), Nguyễn Thị Ráo (bà Ba Thi, 1922-2002), Nguyễn Văn Chính (ông Chín Cần, 1924-2016), Đào Thế Tuấn (1931-2011), Vũ Tuyên Hoàng (1939-2008), Đặng Kim Sơn, Võ Tòng Xuân, Hồ Quang Cua và hàng trăm tên tuổi khác hiện còn đang làm việc… mà chưa được kể ra trong câu chuyện dài cho đồng xanh thành tiếng hát, cho an ninh lương thực Việt Nam. 

Học và làm theo Bác – Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Đời sống của những người nông dân đã đổi mới khác xưa, con em họ đã được học hành, có tri thức. Nông thôn mới thêm nhiều đồng xanh thành tiếng hát.

Với những cách thức khác nhau, họ luôn sát cánh cùng bà con nông dân để tạo nên diện mạo nông nghiệp Việt Nam hiện đại. Họ là những huyền thoại, những chân dung đậm sâu trong các giai đoạn lịch sử ngành nông nghiệp và trong ký ức người nông dân.

Đặt vấn đề như trên, cũng là lời lý giải: Vì sao người nông dân luôn tin và làm theo những nhà lãnh đạo, nhà khoa học kỹ thuật, nhà làm chính sách, nhà kinh doanh gạo… đức độ, tài ba. Đồng thời, từ đó mà kiên định, bồi đắp thêm niềm tin về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đối với giai cấp nông dân, ngành nông nghiệp và công cuộc xây dựng nông thôn mới thành công.

Đại dịch Covid xảy ra là một "hàn thử biểu" khi phải chuyển trạng thái từ cấp độ bình thường sang ưu tiên an ninh lương thực quốc gia khi có "biến". Trong một không gian, tính chất không có "đối đầu" ấy đã bộc lộ sự thiếu thống nhất về quan điểm, cách làm việc của ngành Công Thương, ngành Tài chính trong việc nắm nguồn cung, nguồn dự trữ lúa gạo, đưa ra những ý kiến tham mưu còn bị hạn chế, chưa chính xác. 

Tiếp theo là việc xử lý tình huống đang xảy ra giữa các doanh nghiệp có nguồn lực, đã tạo ra "khoảng trống" không thể coi thường. Đó là doanh nghiệp khai khống lượng gạo để giữ chỗ; doanh nghiệp trúng thầu mua gạo dự trữ, nhưng bỏ hợp đồng để "nhảy" sang lĩnh vực xuất khẩu gạo, hòng giành lợi ích từ "cơ chế" ban cho. Hoặc 7 Cục dự trữ lương thực Quốc gia đã dùng kho chứa gạo cho tư thương thuê để kiếm lời. 

Từ những khiếm khuyết ấy, người dân có quyền nhận định rằng, trong an ninh lương thực, năng lực "thực chiến" của số ít bộ, ngành hữu trách còn mỏng và yếu. Trong một hoàn cảnh nào đó có biến động lớn như thiên tai, địch họa trên diện rộng; trong một tình huống cụ thể "có đối đầu" thì an ninh lương thực sẽ ra sao và khi đó, "Thực có túc, binh có cường không"?

Học và làm theo Bác – Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Đời sống của những người nông dân đã đổi mới khác xưa, con em họ đã được học hành, có tri thức. Nông thôn mới thêm nhiều đồng xanh thành tiếng hát. 

Trong niềm vui lớn ấy, chúng ta càng nhớ đến bước chân của Bác đi trên đồng. Bàn tay Bác nâng niu bông lúa và lời chỉ dẫn của Bác với nông dân. Bác Hồ sống mãi trong lòng dân tộc, trong trái tim của lớp lớp nông dân cần cù, chất phác, thủy chung.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem