DKRA Việt Nam: Năm 2020 đất nền tiếp tục khan hiếm

09/01/2020 06:00 GMT+7
Đất nền vẫn là kênh đầu tư hàng đầu dù thị trường gần đây có xu hướng giảm nhiệt. Phân khúc căn hộ sẽ có nguồn cung duy trì tương đương với năm 2019 ở mức khoảng 25.000 căn.

Đất nền và căn hộ giảm mạnh

Ngày 8/1/2020, DKRA Việt Nam tổ chức sự kiện "Báo cáo thị trường bất động sản nhà ở TP. HCM năm 2019". Báo cáo của DKRA cho thấy, thị trường TP. HCM giảm sút ở tất cả các phân khúc như căn hộ và đất nền. Đáng chú ý, nguồn cung và sức tiêu tiêu thụ của phân khúc căn hộ và đất nền đều giảm mạnh trong năm 2019, đây là mức thấp từ 2016 đến nay.

DKRA Việt Nam: Năm 2020 đất nền tiếp tục khan hiếm - Ảnh 1.

Ngày 8/1/2020, DKRA Việt Nam tổ chức sự kiện "Báo cáo thị trường bất động sản nhà ở TP. HCM năm 2019".

Năm 2019, toàn thị trường phân khúc căn hộ có khoảng 47 dự án mở bán gồm 21 dự án mới và 26 giai đoạn tiếp theo của dự án trước đó. Số căn hộ thị trường đón nhận là hơn 24.500 căn, giảm 36% so với năm trước. Tỷ lệ tiêu thụ là khoảng 94% và chỉ bằng 67% của năm trước. Dẫn đầu về nguồn cung mới và lượng tiêu thụ là khu Đông TP. HCM.

Loại hình căn hộ trung cấp chiếm tỷ trọng lớn, phân khúc bình dân vẫn còn có sự khan hiếm. Mức giá sơ câp từ chủ đầu tư tăn mạnh trong năm 2019 và có mức trung bình là 15-20% so với mặt bằng giá trong khu vực.

Đối với đất nền, ghi nhận có 14 dự án quy mô nhỏ, từ vài chục đến hàng trăm nền. Thị trường có khoảng 1.700 nền mở bán với nguồn cung giảm 55% so với năm ngoái. Tỷ lệ tiêu thụ đạt 95%, giảm 50%.

Dẫn đầu về nguồn cung và tỷ lệ tiêu thụ đất nền là ở khu vực Bắc TP. HCM. Chủ yếu tập trung tại vùng ven như Củ Chi, quận 9, Bình Chánh, Nhà Bè,... Giá thứ cấp tăng từ 5-7% ở giai đoạn đầu năm.

Đối với phân khúc nhà phố/biệt thự thị trường có 16 dự án mới mở bán, không giảm so với năm trước. Các dự án này cung cấp 1.413 căn, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khu vực Đông TP. HCM dẫn đầu về nguồn cung và tỷ lệ tiêu thụ và chủ yếu đến từ quận 2 và 9. Giá sơ cấp tăng mạnh, tăng trung bình 10-15% so với mặt bằng chung.

Đối với bất động sản nghỉ dưỡng (condotel), năm 2019 có 14 dự án mới mở bán. Thị trường đón nhận 10.290 căn, tăng 124% so với năm ngoái và tỷ lệ tiêu thụ đạt 78%.

Nói về việc tháo gỡ những khó khăn của năm 2019, TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế cho rằng, thị trường bất động sản rất cần những đột phá về cải thiện chính sách, pháp lý liên quan đến quy trình, thủ tục phê duyệt hồ sơ dự án nhằm kịp thời tạo điều kiện cho nguồn cung mới ra thị trường. Đồng thời, với những sai phạm, cơ quan nhà nước cũng cần giám sát chặt chẽ và xây dựng chế tài nghiêm minh hơn để xử lý, răn đe và ngăn chặn những rủi ro.

Riêng với quy hoạch hạ tầng giao thông, đặc biệt là các công trình giao thông liên kết vùng, thúc đẩy sự phát triển chung của kinh tế, xã hội cần phải đẩy nhanh tiến độ.

Đất nền tiếp tục khan hiếm

Dự báo về thị trường năm 2020, DKRA cho rằng, đất nền vẫn sẽ tiếp tục khan hiếm do không có nhiều dự án mới mở bán. Tuy nhiên, đây vẫn là kênh đầu tư hàng đầu dù thị trường gần đây có xu hướng giảm nhiệt. Năm nay, nguồn cung mới đa phần quy mô nhỏ, tập trung chủ yếu ở vùng ven như Củ Chi, Hóc môn, Bình Chánh, quận 9...

Phân khúc căn hộ sẽ có nguồn cung như năm 2019 ở khoảng 25.000 căn và tập trung ở các dự án có quy mô lớn. Căn hộ cao cấp, trung cấp sẽ là phân khúc dẫn đầu thị trường; căn hộ hạng sang có thể tăng mạnh và mở rộng ra quận 4, quận 10 nhưng sức cầu chưa có dấu hiệu khởi sắc; căn hộ bình dân sẽ khan hiếm.

Nhà phố/biệt thự dự báo sẽ tăng, khoảng 2.500 căn với mức giá khoảng 10 tỷ đồng/căn sẽ được ưu tiên lựa chọn.

Bất động sản nghỉ dưỡng, nguồn cung mới về biệt thự biển và condotel có thể giảm so với năm 2019. Các dự án sẽ tập trung ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Khánh Hòa và Phú Quốc. Sức cầu giảm chưa có dấu hiệu thay đổi.

Thị trường sẽ đón nhận điểm sáng mới là mô hình nghỉ dưỡng phức hợp (Integrated Resort) với sự quan tâm của nhiều khách hàng. Nhà phố/shophouse được hưởng ứng tốt; xu hướng ủy thác cho thuê theo hình thức chia sẻ lợi nhuận tiếp tục được nhiều chủ đầu tư áp dụng.

Phương Thảo
Cùng chuyên mục