dd/mm/yyyy

Đi tìm loài tre khổng lồ ví như "báu vật" trên đỉnh núi thiêng Sơn La

DANVIET.VN. Ở giữa đại ngàn núi đá vôi trên đỉnh núi thiêng Pú Chắn, bản Pú Chắn (xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) có một giống tre khổng lổ với đường kính thân cây rộng hơn 20cm, ống tre dài nhất trên 40cm. Thân cây tre khổng lồ này cao hàng chục mét vươn thẳng tắp lên trời...

Đồng bào Mông bản Pú Chắn, xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) coi giống tre khủng này là "báu vật" của vùng. Bởi nhờ giống tre khổng lồ này mà họ mới có nước uống, có thức ăn, tránh được các loài thú dữ...

Clip: Cận cảnh những bụi tre khổng lồ kỳ lạ trên đỉnh núi thiêng Pú Chắn, bản Pú Chắn, xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

Đi tìm loài tre khổng lồ ví như "báu vật" trên đỉnh núi thiêng Sơn La - Ảnh 2.

Trao đổi với phóng viên DANVIET.VN, ông Sùng Sếnh Dơ (người trong ảnh), kể: "Tôi cũng chẳng biết loài tre khổng lồ này có từ bao giờ. Từ khi còn bé, tôi thấy bổ mẹ dùng tre khủng này bổ ra làm nhà, rào vườn, đựng nước, đựng gạo, làm chậu rửa chân, làm bát ăn cơm, làm máng đựng thức ăn cho gia súc... Khi trưởng thành tôi được bố mẹ kể rằng tre khổng lồ này đã có từ rất lâu rồi. Ngày xưa, bản này rừng rú còn rậm rạp, các loài thú dữ như hổ rất nhiều. Để tránh hổ dữ vào bản bắt người thịt người và ăn thịt gia súc vào ban đêm, các cụ đã bổ những thân tre khổng lồ này để làm nhà, rào chắn....

Đi tìm loài tre khổng lồ ví như "báu vật" trên đỉnh núi thiêng Sơn La - Ảnh 3.

Theo già bản Mua Sáu Chía kể với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: Vào những năm 60, 70 khi đất nước còn khó khăn, mọi vật dụng trong gia đình của bà con 2 bản Pú Chắn, Pú Chứn đều được làm từ những thân tre khổng lồ này. Ngoài ra, ngày xưa, người dân còn dùng thân tre làm mũi tên, giáo để săn, đuổi bắt thú rừng.

Đi tìm loài tre khổng lồ ví như "báu vật" trên đỉnh núi thiêng Sơn La - Ảnh 4.

Những ống tre khủng dài hàng chục cm khoác lên mình tấm áo mốc meo của rêu, nấm và dấu vết của thời gian...

Đi tìm loài tre khổng lồ ví như "báu vật" trên đỉnh núi thiêng Sơn La - Ảnh 5.

Đi tìm loài tre khổng lồ ví như "báu vật" trên đỉnh núi thiêng Sơn La - Ảnh 6.

Những thân tre khổng lồ được người dân bản Pú Chắn, xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) rào thành vườn quanh nương rẫy để tránh gia súc phá hoại mùa màng.

Đi tìm loài tre khổng lồ ví như "báu vật" trên đỉnh núi thiêng Sơn La - Ảnh 7.

"Tôi đi khắp nơi nhưng chưa thấy ở đâu có loại tre khủng như tre ở Pú Chắn. Loại tre này có tuổi đời lâu nên mọi vật dụng trong nhà được làm từ tre khổng lồ này đều sử dụng rất bền. Chúng tôi chỉ cần chặt một bụi tre to là đủ cho cả bản dùng" - ông Dơ thẻ thọt nói thầm với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.

Đi tìm loài tre khổng lồ ví như "báu vật" trên đỉnh núi thiêng Sơn La - Ảnh 8.

Những bụi tre khổng lồ to được người dân Pú Chắn coi là "báu vật" quý hiếm. Đồng bào Mông nơi đây đã bảo vệ và chăm sóc tre từ hàng chục năm qua.

Đi tìm loài tre khổng lồ ví như "báu vật" trên đỉnh núi thiêng Sơn La - Ảnh 9.

Vào tháng 9, tháng 10 hằng năm, người dân Pú Chắn còn khai thác được những con sâu tre khủng sinh sống bên trong những cây tre non mang đi bán kiếm thêm thu nhập. Loài sâu tre sống trong các ống cây tre khổng lồ này là một trong những món ăn đặc sản hiếm có ở vùng cao xa xôi này.

Đi tìm loài tre khổng lồ ví như "báu vật" trên đỉnh núi thiêng Sơn La - Ảnh 10.

Bên cạnh được sử dụng làm vật dụng sinh hoạt hằng ngày trong gia đình, tre khổng lồ ở Pú Chắn còn cung cấp  măng để người dân Pú Chắn làm thức ăn vào mùa đói giáp hạt.

Đi tìm loài tre khổng lồ ví như "báu vật" trên đỉnh núi thiêng Sơn La - Ảnh 11.

Những bụi tre khổng lồ với số lượng hàng trăm cây tre mọc san sát nhau ở núi thiêng Pú Chắn khiến bất kỳ ai tới đây lần đầu thấy cây tre khổng lồ đều trầm trồ. Với sức sống mãnh liệt của mình, những  cây tre khổng lồ vươn ngọn thẳng đứng như những cột chống trời.

Tuệ Linh