dd/mm/yyyy

Dân chủ cơ sở tại vùng biên cương

Sau 10 năm xây dựng NTM, đến nay vùng biên cương Quản Bạ (Hà Giang) đã đạt được kết quả khá rõ nét, có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người tại những xã NTM đạt 28 triệu đồng/năm. Có được kết quả đó là nhờ huyện thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

Đề cao tính dân chủ cơ sở

Gặp chúng tôi khi tay đang trộn xi măng để làm đường vào nhóm hộ của gia đình, anh Chảo A Lụa, (thôn Nà Vìn, xã Quản Bạ) chia sẻ: "Trước đây con đường này là đường đất, mùa mưa đi lại vất vả lắm, nay nhờ được xã hỗ trợ xi măng nên các gia đình trong xóm đã bàn nhau đăng ký làm đường vào tận sân nhà để việc đi lại được thuận tiện, sạch đẹp hơn".

Dân chủ cơ sở tại vùng biên cương - Ảnh 1.

Các công trình giao thông nông thôn ở Quản Bạ trước khi triển khai đều có sự đóng góp ý kiến của người dân.

Việc công khai các nội dung trong chương trình xây dựng NTM được Quản Bạ thực hiện với nhiều hình thức, thông qua hệ thống loa truyền thanh, các cuộc họp thôn, tổ dân phố, niêm yết tại trụ sở HĐND, UBND, nhà văn hóa, …

Ông Thào Thái Tâm – Phó Chủ tịch UBND xã Quản Bạ cho biết: Hàng quý, chúng tôi đều tổ chức họp phổ biến các chủ trương của xã, huyện, tỉnh để người dân lắm được thông tin. Ngoài ra khi triển khai bất kỳ một chương trình nào trước khi thực hiện đều đưa ra bàn bạc với người dân, nếu nhận được sự đồng thuận thì mới làm.

Với chủ trương thực hiện dân chủ cơ sở làm nòng cốt trong xây dựng NTM, sau 10 năm thực hiện chương trình, xã Quản Bạ đã huy động hiến đất được trên 20.165m2 đất để mở rộng và mở mới, bê tông hóa hơn 23km đường; huy động nhân dân đóng góp vật liệu và nhân công thực hiện các hạng mục công trình kết quả quy ra tiền được hơn 4.669 triệu đồng.

Thành quả đạt được ngoài dự tính

Ông Hạng Dương Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ cho biết: Chúng tôi thực hiện dân chủ cơ sở bằng việc làm rất cụ thể. Như trong việc phát triển thôn bản, Ban phát triển thôn đã cùng với người dân có những bàn bạc rất kỹ, thống nhất nội dung thôn phải làm những gì, làm thế nào, ai làm… theo định hướng, chỉ đạo chung của huyện, xã.

Nhờ thực hiện tốt dân chủ cơ sở, nên với xuất phát điểm thấp, năm 2010 toàn huyện chỉ có 01 xã đạt 03 tiêu chí, 05 xã đạt 02 tiêu chí, 06 xã đạt 01 tiêu chí; cơ sở vật chất huy động từ nguồn nội lực trong dân và ngoại lực còn hạn chế; nhưng đến nay vùng biên cương Quản Bạ đã có 3 xã về đích NTM trong đó1 xã về đích sớm trước 2 năm, 1 xã về đích ngoài kế hoạch; 26 thôn được công nhận đạt chuẩn thôn NTM; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từ 6 triệu đồng (năm 2010) lên 21 triệu đồng (năm 2018), ước năm 2019 đạt 22 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 61,17 (năm 2015) xuống còn 43,41% (năm 2018).

Cũng theo ông Thành, để có được kết quả như ngày hôm nay thì ngay từ đầu huyện đã xác định quan điểm chương trình NTM là chương trình của nhân dân, lấy đó làm mục tiêu phải bám sát, không thể tách rời ý chí của quần chúng, tất cả những gì thuộc chương trình mà được triển khai ở cơ sở đều phải có sự vào cuộc và sự đồng thuận của người dân.

Các công trình giao thông nông thôn ở Quản Bạ trước khi triển khai đều có sự đóng góp ý kiến của người dân.