dd/mm/yyyy

Chương trình OCOP: Quảng Nam được chọn làm điểm

Quảng Nam là một trong 12 tỉnh, thành phố được Bộ NN

Ông Lê Trí Thanh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa chủ trì cuộc họp cùng các sở ngành và các địa phương nhằm triển khai quyết định của Bộ NN&PTNT về phê duyệt Kế hoạch khung chỉ đạo điểm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP trên địa bàn.

Chương trình OCOP: Quảng Nam được chọn làm tỉnh điểm - Ảnh 1.

Bánh tráng Đại Lộc do HTX nông nghiệp Ái Nghĩa làm chủ thể sản xuất tham gia Chương trình và đã được UBND tỉnh xếp hạng 4 sao

 "Quảng Nam là một trong 12 tỉnh, thành phố được Bộ NN&PTNT lựa chọn để chỉ đạo điểm Chương trình OCOP với 3 nhóm sản phẩm. Bao gồm sản phẩm chế biến từ quế Trà My (nhóm thảo dược); TP.Hội An với nhóm du lịch - dịch vụ nông thôn và bán hàng; xây dựng làng văn hóa du lịch Bhờ Hôồng, xã Sông Kôn (Đông Giang) và làng văn hóa du lịch làng cổ Lộc Yên, Tiên Cảnh (Tiên Phước). Các nhóm sản phẩm này sẽ được UBND tỉnh lập dự án xây dựng mô hình điểm gửi Bộ NN&PTNT thẩm định về nội dung và cơ cấu nguồn vốn thực hiện, dự kiến thời gian hoàn thành trong năm 2020…" – ông Thanh nhấn mạnh.

Chương trình OCOP: Quảng Nam được chọn làm tỉnh điểm - Ảnh 2.

Đặc sản tương ớt của Công ty TNHH Đại Chí Foods đã được công nhận đạt chuẩn 3 sao cấp tỉnh.

Được biết, năm 2019, tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ nâng cấp, củng cố, phát triển các sản phẩm đã tham gia Phương án thí điểm năm 2018 và hỗ trợ phát triển/nâng cấp khoảng 120 sản phẩm mới/sản phẩm đã có, trong đó phấn đấu có trên 80% số sản phẩm đã đăng ký tham gia xếp hạng đạt 3 sao trở lên (khoảng trên 90 sản phẩm)... Có thể kể đến một số sản phẩm sẽ góp mặt như: Bảo chung đồng (xã Điện Phương), tinh bột nghệ Tiên Phước (xã Tiên Lập), nước mắm cá cơm Hà Quảng (phường Điện Dương)… và còn nhiều sản phẩm khác.

Chương trình OCOP: Quảng Nam được chọn làm tỉnh điểm - Ảnh 3.

Tại huyện Tiên Phước, đã có 4 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó đặc sản tiêu Tiên Phước được xếp hạng 4 sao.

Để thực hiện mục tiêu này, Quảng Nam sẽ tăng cường tập huấn và đào tạo nâng cao trình độ quản lý, năng lực sản xuất cho các chủ thể, cũng như cán bộ làm OCOP các cấp; tổ chức các đoàn tham quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước, nhằm vận dụng cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Ông Mai Đình Lợi – Chi Cục trưởng Chi cục PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh sẽ tập trung phát triển sản phẩm OCOP theo hướng gia tăng giá trị, đáp ứng tiêu chuẩn và nhu cầu thị trường; công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm; thiết kế bao bì, nhãn mác; xây dựng câu chuyện sản phẩm; tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; mã số, mã vạch; nhãn hiệu hàng hoá…

Chương trình OCOP: Quảng Nam được chọn làm tỉnh điểm - Ảnh 4.

Đến nay, tỉnh Quảng Nam đã có 25 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP và gắn sao.

Được biết, năm 2018, Chương trình OCOP tỉnh Quảng Nam đã có 25 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP và gắn sao. Đây toàn là những đặc sản, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Quảng Nam.

Hồng Hậu