dd/mm/yyyy

Cần nâng cao vị thế ngành gia cầm Việt Nam, hướng tới xuất khẩu

Tính đến hết tháng 12/2019, tổng đàn gia cầm của Việt Nam đạt 467 triệu con, đứng trong top 20 nước sản xuất thịt gia cầm lớn nhất thế giới. Năng suất và chi phí sản xuất gần ngang bằng với các nước trong khu vực.

Cần nâng cao vị thế ngành gia cầm Việt Nam, hướng tới xuất khẩu - Ảnh 1.

Gà giống Mavin

Trong những năm gần đây, ngành gia cầm đạt được những bước tiến toàn diện về cả con giống, quy trình dinh dưỡng, phòng dịch bệnh, từng bước chinh phục thị trường thế giới. Cụ thể, năm 2017 đánh dấu bước ngoặt lịch sử của ngành chăn nuôi gia cầm khi lần đầu tiên xuất khẩu được chính ngạch thịt gà chế biến sang Nhật Bản.

Từ bước tiến ngoạn mục đó, xuất khẩu các mặt hàng thịt gia cầm liên tục tăng, nhiều văn bản được ký kết với các thị trường Nhật Bản, Hồng Kông, Liên Bang Nga… Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu đạt 18 triệu USD, năm 2020 dự kiến tăng trưởng khoảng 5%.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia nông nghiệp, ngành chăn nuôi gia cầm nước ta vẫn chưa thực sự phát triển xứng tầm khi sở hữu nhiều lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, có nhiều giống gia cầm thuần chủng quý hiếm,…

Vấn đề của người chăn nuôi gia cầm là khả năng kết nối giữa sản xuất và thị trường tiêu thụ còn lúng túng và tự phát. Bên cạnh đó, tối ưu con giống, giá thành cũng là một bài toán khác mà người nuôi gia cầm còn loay hoay vì tính chất chăn nuôi phần lớn vẫn là nông hộ, nhỏ lẻ.

Theo đại diện Tập đoàn Mavin, một trong 10 công ty chăn nuôi lớn tại Việt Nam, dịch Covid 19 vừa qua là một thử thách quan trọng đã lộ rõ những nút thắt của ngành gia cầm. Thừa cung do mở rộng trang trại ồ ạt năm 2019, thương lái lại không mua vì lệnh giãn cách xã hội, người chăn nuôi phải khóc ròng vì "càng nuôi càng lỗ".

3 giải pháp được Tập đoàn Mavin đề xuất để ngành gia cầm phát triển xứng tầm gồm: cải tiến con giống, quản lý giá thành và kết nối sản xuất với thị trường.

Chính thức đặt chân vào ngành chăn nuôi gia cầm từ năm 2018, Mavin đang góp phần thay đổi ngành gia cầm Việt Nam về cả 3 vấn đề trên.

Mavin là một trong những Tập đoàn nông nghiệp hàng đầu tại Việt Nam đi tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng các công nghệ sinh học hiện đại để phát triển và cải tiến chất lượng con giống cho thị trường Việt Nam.

Cần nâng cao vị thế ngành gia cầm Việt Nam, hướng tới xuất khẩu - Ảnh 2.

Gà giống bố mẹ được Tập đoàn Mavin nhập khẩu từ hãng Sasso (Pháp)

Trên cơ sở nguồn gen bố mẹ nhập khẩu từ Pháp, Mavin đã lai tạo với các giống gà bản địa được chọn lọc, nuôi dưỡng, chăm sóc, có độ thuần cao của Việt Nam, phát triển hai giống gà độc quyền cho năng suất và hiệu quả chăn nuôi cải thiện rõ rệt là Gà ri Mavin 233 và Gà vàng Mavin 232.

Cụ thể, nếu giống gà ri thông thường trên thị trường hiện nay lần lượt có trọng lượng 1,6 kg và 2,1 kg ở mốc 80 ngày và 110 ngày thì gà Ri Mavin 233 có thể đạt 1,8 kg và 2,4 kg ở các mốc thời gian tương ứng, hơn thế nữa còn có thể rút ngắn thời gian nuôi từ 5 – 10 ngày và đặc biệt giúp người chăn nuôi tiết kiệm tới 300g thức ăn trên 1 kg tăng trọng.

Đối với ngành chăn nuôi vịt, Mavin đã nhập khẩu các giống vịt bố mẹ từ Châu Âu, chọn lọc và phát triển hai giống vịt siêu thịt Mavin Grimaud 531 và Mavin Cherry 536, không những cho năng suất chăn nuôi cao mà còn có chất lượng thịt thơm ngon, tỷ lệ hao hụt thấp trong quá trình giết mổ.

Cần nâng cao vị thế ngành gia cầm Việt Nam, hướng tới xuất khẩu - Ảnh 3.

Trại vịt giống Thái Hưng (tỉnh Thái Bình) hiện là trang trại nuôi vịt hiện đại nhất Việt Nam với vốn đầu tư gần 3 triệu USD.

Mavin là 1 trong 2 công ty duy nhất tại Việt Nam đầu tư chuyên nghiệp và bài bản cho ngành vịt, với tham vọng trở thành công ty số 1 về chăn nuôi vịt tại Việt Nam, với khả năng cung cấp từ con giống, thức ăn, và chế biến thực phẩm chuyên sâu, góp phần xuất khẩu sản phẩm thịt vịt, sản xuất tại Việt Nam, ra thị trường thế giới.

Hiện nay, hệ thống cung cấp giống gia cầm của Mavin sở hữu hàng chục trang trại giống hạt nhân trên toàn quốc, liên kết với các hộ chăn nuôi quy mô lớn, áp dụng công nghệ khép kín, quy trình chăn nuôi chặt chẽ, bao tiêu sản phẩm đầu ra.

Đặc biệt, Mavin là công ty duy nhất đầu tư hệ thống chuồng sàn nuôi vịt hiện đại, trong đó trại vịt giống Thái Hưng (tỉnh Thái Bình) hiện là trang trại nuôi vịt hiện đại nhất Việt Nam với vốn đầu tư gần 3 triệu USD.

Các sản phẩm giống gia cầm của Mavin đang xây dựng vị thế vững chắc trên thị trường, được các trang trại ưa thích và đánh giá rất cao về hiệu quả chăn nuôi. Trong kế hoạch của Mavin, ngành gà có thể cung cấp đạt mốc 6 triệu con giống và ngành vịt có thể đạt 7-9 triệu con giống thương phẩm vào cuối năm 2020.

Cần nâng cao vị thế ngành gia cầm Việt Nam, hướng tới xuất khẩu - Ảnh 4.

Toành cảnh trang trại vịt tại Thái Hưng (Thái Bình) của Tập đoàn Mavin

Không chỉ cung cấp con giống, Mavin còn hướng đến cung cấp "bộ giải pháp" chăn nuôi hoàn chỉnh cho khách hàng, gồm: Quy trình chăn nuôi, thức ăn và quy trình phòng dịch bệnh. Qua đó, giúp khách hàng kiểm soát tốt nhất chi phí, tối ưu giá thành sản phẩm.

Theo lãnh đạo Tập đoàn Mavin, mục tiêu của Mavin đối với ngành gia cầm bao gồm góp phần cải tạo chất lượng giống cho thị trường, thay đổi tập quán chăn nuôi thủ công nhỏ lẻ sang ứng dụng công nghệ hiện đại, chăn nuôi quy mô lớn công nghiệp, đặc biệt là sứ mệnh kết nối người chăn nuôi tham gia vào chuỗi giá trị.

"Một con gà từ lúc xuất chuồng đến tay người tiêu dùng phải qua 3-4 tầng trung gian và mỗi tầng giá lại đội lên vài chục phần trăm, khiến cho giá mua từ người chăn nuôi rất thấp nhưng đến tay người dùng lại cao gấp nhiều lần. Để giảm thiệt hại cho người chăn nuôi, con đường duy nhất là phát triển các chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Đó cũng là hướng phát triển ngành chăn nuôi gia cầm của Mavin hiện nay", đại diện Mavin phát biểu.

Từ năm 2019, sau khi hoàn thành mục tiêu cải tiến giống, Mavin đã mở rộng liên kết với các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, từng bước góp phần giải quyết trọn vẹn 3 vấn đề nói trên của ngành gia cầm Việt Nam.

PV